Trong khi Huawei khởi động với HarmonyOS như là một kế hoạch khẩn cấp sau lệnh cấm từ chính phủ Mỹ thì Xiaomi muốn sử dụng HyperOS - một phần mềm chuyển thể của riêng họ dựa trên Android nhưng được Xiaomi viết lại phần lớn mã trong đó. Mới đây,ácnhàsảnxuấtTrungQuốcđangtìmcáchthoátkhỏbàn bệt Vivo cũng đã hé lộ BlueOS - một giải pháp thay thế được phát triển hoàn toàn bằng Rust do chính công ty phát triển và thậm chí không có khả năng tương thích với các ứng dụng Android.
Ba giải pháp trên về cơ bản là những khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại có vẻ giống nhau về mục tiêu, làm dấy lên một cuộc tranh luận về việc các công ty cần phải xem xét các giải pháp thay thế cho iOS và Android, cũng như mức độ thực tế của việc lựa chọn các hệ thống tách biệt hoàn toàn với những gì người dùng đã sử dụng.
HarmonyOS - sinh ra vì lệnh cấm
Sau lệnh cấm của Mỹ, Huawei buộc phải ngừng hợp tác với Google và khiến việc cài đặt sẵn các dịch vụ đến từ Google trong EMUI không còn tồn tại nữa. Ngay lập tức, Huawei tuyên bố đang có sẵn một hệ thống thay thế cho Android và tương thích với các ứng dụng của hãng. Thực tế là HarmonyOS và EMUI rất giống nhau, ngoại trừ tên và một số đặc điểm trong mã.
Ở châu Âu, việc thiếu Google Mobile Services - vốn là nền tảng dịch vụ rất cần thiết để chạy các ứng dụng phổ biến nhất - là một vấn đề thực sự. Ngay cả khi có kho ứng dụng riêng, nếu không có sự trợ giúp của Google thì không thể có chiến thắng cho một phần mềm khao khát chiếm đa số.
HyperOS - hệ điều hành tham vọng
Xiaomi hứa hẹn HyperOS sẽ mang đến hiệu suất cao hơn, trong khi dung lượng hệ thống thấp hơn và khả năng tải mã riêng để hỗ trợ các mô hình AI tổng quát trong tương lai. Xiaomi HyperOS được xây dựng dựa trên Linux và hệ thống Xiaomi Vela do Xiaomi tự phát triển, cho phép nó hoạt động hiệu quả với nhiều thiết bị khác nhau, bất kể kích thước RAM (từ 64 KB đến 24 GB).
HyperOS có dung lượng nhẹ (firmware hệ thống trên smartphone chỉ chiếm 8,75 GB) và sử dụng tài nguyên tối thiểu so với các đối thủ, từ đó mang lại hiệu suất tối ưu. Hệ điều hành này vượt trội trong việc lên lịch tác vụ và quản lý tài nguyên, đảm bảo hiệu suất ổn định ngay cả trong các tình huống sử dụng nhiều tài nguyên. Các mô-đun kỹ thuật, chẳng hạn như hệ thống tệp và quản lý bộ nhớ, được tối ưu hóa để khai thác các khả năng phần cứng khác nhau.
Với HyperOS, Xiaomi đã sửa đổi Android đến mức tối đa và không hy sinh chức năng mà cố gắng làm cho nó hoạt động tốt hơn nữa. Dẫu vậy, vẫn cần phải có thêm thời gian để kiểm tra xem HyperOS có bao nhiêu điểm mới sau các phân tích rõ hơn về Xiaomi 14.
Kế hoạch mạo hiểm của Vivo
Khác với Xiaomi, Vivo dường như muốn chấm dứt trực tiếp việc phụ thuộc vào Android bằng cách phát triển hệ điều hành riêng được lập trình bằng Rust. Hiện tại, có vẻ như nó sẽ không có khả năng tương thích với các ứng dụng Android, một động thái có thể sẽ áp dụng cho các mẫu smartphone Vivo được bán tại Trung Quốc.
Hiện tại, không có nhà sản xuất nào ngoài Apple và Google có thể tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Ngay cả Samsung, công ty dẫn đầu về doanh số smartphone, cũng đã phải chùn bước trước kế hoạch tạo hệ điều hành của riêng mình. Họ đã tạo ra phần mềm riêng như Tizen cho một số thiết bị (chẳng hạn như TV) cũng như nền tảng WearOS cho thiết bị đeo. Cuối cùng, họ cũng phải đầu hàng.
Vì vậy, cam kết đầy tham vọng của Xiaomi hay Vivo là điều đáng chú ý, đặc biệt khi họ có những cách tiếp cận khá khác nhau. Các nhà sản xuất Trung Quốc rõ ràng muốn tránh xa Android và không ai biết những kế hoạch này sẽ kết thúc như thế nào.