Cuộc giám sát của HĐND TP.HCM diễn ra trong 2 tuần qua tại các trạm y tế,ộtmìnhngànhytếkhôngthểlàmđượcông thức lý 12 bệnh viện đã cho thấy rằng bài học y tế cơ sở chưa bao giờ được giải dễ dàng.
Một người học đại học y khoa, ra trường bao giờ cũng muốn làm ở cơ sở uy tín, thu nhập cao để trang trải cuộc sống (chưa muốn nói là hướng phát triển cao hơn). Thời gian qua TP.HCM có rất nhiều giải pháp để vực dậy y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế), như: tuyển thêm người và ngân sách chi trả; thu nhập tăng thêm, và hứa hẹn nhiều cơ hội học tập, thăng tiến nghề nghiệp… Nhưng y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, vẫn chưa đủ sức hấp dẫn bác sĩ trẻ lẫn bác sĩ về hưu. Vì sao?
Đó là vì thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế nên bác sĩ không chịu "đầu quân". Mà không có bác sĩ thì không có bệnh nhân đến khám; không có bệnh nhân thì bảo hiểm y tế không ký hợp đồng và kết quả không có thuốc. Bài toán "con gà và quả trứng" đến bao giờ mới giải được sẽ vẫn bỏ ngỏ.
Nhưng một trong các ý tưởng đáng ghi nhận của cuộc giám sát lần này là lựa chọn đối tượng và giải pháp đào tạo gắn với y tế cơ sở được ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban VH-XH HĐND TP.HCM, đưa ra. Đó là đề xuất Sở Y tế TP.HCM sớm nghiên cứu chính sách giữ chân nhân viên y tế cơ sở bền vững. Có thể đào tạo nhân viên y tế cơ sở từ nguồn học sinh THPT, học sinh nghèo, cận nghèo bằng kinh phí nhà nước và xác định gắn kết suốt đời, không có sự so sánh giữa bác sĩ ở trạm y tế với bác sĩ ở các bệnh viện lớn.
Cùng ý tưởng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói sẽ kiến nghị Bộ Y tế có những chính sách đào tạo bác sĩ thực hành tổng quát để phục vụ y tế cộng đồng. Và tất cả bác sĩ khi ra trường phải có nghĩa vụ làm ở y tế cơ sở 12 tháng, cống hiến cho y tế cơ sở trước khi học chuyên khoa. Bên cạnh đó là đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chính sách tiền lương, nhà ở… Nhưng về điều này, một mình ngành y tế thì không thể làm được.