Thông tin nêu trong báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng ký gửi đến Quốc hội mới đây.
Năm 2022,ựánvànhđaivùngThủđôcóthểđộivốntỷđồdịch vụ tang lễ Quốc hội phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án 85.810 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo của các địa phương khi triển khai thực tế cho thấy, ước tính tổng mức đầu tư dự án tăng thêm 2.880 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là áp dụng đơn giá bồi thường đất ở, tính theo giá thị trường.
Cụ thể, dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Hưng Yên tăng 1.500 tỷ đồng và tại Bắc Ninh tăng 2.870 tỷ đồng. Dự án thành phần đầu tư xây cao tốc do UBND TP Hà Nội triển khai giảm 1.480 tỷ đồng.
Sau khi phê duyệt nghiên cứu khả thi các dự án thành phần, ba địa phương sẽ rà soát xác định chính xác tổng mức đầu tư toàn bộ dự án, nếu vượt mức vốn được Quốc hội phê duyệt sẽ làm thủ tục điều chỉnh. Đến nay, tổng vốn đã bố trí cho dự án đạt 12.600 tỷ đồng, trong đó giải ngân được 64%.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết tiến độ khởi công các dự án thành phần làm đường song hành chậm. Tại Hà Nội, dự án đường song hành khởi công từ tháng 6, nhưng đến nay hiện trường chủ yếu chỉ xây dựng lán trại, thi công lớp đất hữu cơ, đắp nền một số phân đoạn và xây dựng đường công vụ.
Nguyên nhân là phải hoàn thiện thủ tục khai thác mỏ vật liệu phục vụ dự án. Việc bồi thường, hỗ trợ tài định cư tại ba địa phương đều chậm. Diện tích giải phóng mặt bằng đạt 86,5%, nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp. Khu vực chưa giải phóng mặt bằng thuộc đất ở của người dân, cơ quan, tổ chức hoặc đất liên quan tín ngưỡng.
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá đây là khu vực rất khó khăn để thu hồi, do ảnh hưởng đến sinh kế người dân, doanh nghiệp, nhiều thủ tục. "Tỷ lệ mặt bằng đã bàn giao khá lớn, tuy nhiên còn xôi đỗ, khó thi công đồng loạt", báo cáo nêu.
Vành đai 4 vùng Thủ đô dài 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Điểm đầu dự án tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ 2027.
Dự án được triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập. Trong đó Hà Nội thực hiện ba dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận Hà Nội và đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc theo phương thức PPP. Hưng Yên và Bắc Ninh mỗi tỉnh chịu trách nhiệm hai dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận của mỗi tỉnh.
Việc hoàn thiện vành đai 4 vùng thủ đô sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông, kết nối giữa các tỉnh và tạo không gian phát triển mới cho cả vùng Thủ đô, trong đó có Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.